Có vẻ không ngoa khi nói rằng Mỹ là một cường quốc đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ phần mềm. Những công ty phần mềm phải gọi là ông trùm công nghệ như: Microsoft, Facebook, Google, Amazon,... tất cả đều có nguồn gốc từ Mỹ và được mở rộng chi nhánh rộng khắp các quốc gia trên thế giới.
Công nghệ phần mềm là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng nó đang dần khẳng định được tiếng tăm của mình trên thị trường làm việc quốc tế. Bằng chứng là tại Mỹ - cường quốc về công nghệ, theo các cuộc khảo sát gần đây cho thấy các ngành liên quan đến lĩnh vực công nghệ có mức lương trung bình lọt top các ngành nghề có thu nhập cao ngất ngưởng. Chính vì vậy, đây là lĩnh vực đang rất có triển vọng cho nhiều bạn trẻ có đam mê về công nghệ nói chung.
Bài post lần này sẽ giới thiệu đến các bạn một ngành nghề đang cực kỳ phát triển và có triển vọng cao trong tương lai, đó là “Chuyên viên phát triển công nghệ và ứng dụng phần mềm” tại Mỹ.
Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ (DOL), các nhà phát triển công nghệ và ứng dụng phần mềm chịu trách nhiệm thiết kế các ứng dụng trên máy tính hoặc di động. Bản chất công việc chủ yếu tập trung vào việc tạo ra sản phẩm cho người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi việc hiểu nhu cầu của người dùng để có thể phát triển các giải pháp phần mềm, giám sát hiệu suất và sửa đổi các chương trình khi cần thiết.
Họ luôn là nhân vật quan trọng trong các dự án về phần mềm. Điều này yêu cầu, các nhà phát triển công nghệ phần mềm phải thông thạo ít nhất là một ngôn ngữ lập trình cũng như là thông thạo về nghệ thuật cấu trúc và phát triển mã phần mềm cho phần mềm hoặc một chương trình cụ thể. Tùy thuộc vào vai trò công việc và loại phần mềm được phát triển, nhà phát triển có thể được phân loại là nhà phát triển phần mềm, nhà phát triển ứng dụng, nhà phát triển di động, nhà phát triển web, v.v.
Mặc dù vai trò công việc chính là viết code, nhà phát triển cũng có thể thu thập các yêu cầu về phần mềm, thiết kế hoặc kiến trúc phần mềm tổng thể, tài liệu phần mềm và các quy trình phát triển phần mềm liên quan khác.
Các nhà phát triển phần mềm phải trang bị đầy đủ cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Bởi không chỉ các nhà phát triển phần mềm chịu trách nhiệm phác thảo, tạo mã và thiết kế cho một chương trình, mà nó thường liên quan đến rất nhiều sự hợp tác giữa các bên liên quan khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau. Điều này đòi hỏi ngoài thông thạo kỹ năng chuyên môn, họ còn đòi hỏi phải có kỹ năng giao tiếp đàm phán và giải quyết vấn đề chung trong quá trình hợp tác làm việc. Dưới đây là một số kỹ năng mềm mà một nhà phát triển cần có:
Mã hóa và phần mềm là một loại bí ẩn và nếu bạn là người thích giải quyết các bí ẩn bằng cách nhìn vào bức tranh tổng quát sau đó là đến các chi tiết bên trong, thì đây có thể được coi là bước khởi đầu giúp bạn làm quen với lĩnh vực này. Hay nói cách khác, nếu bạn là người đã có kiến thức và có cách tiếp cận vấn đề đúng đắn, thì bạn đã có thể tự phát triển một phần mềm của riêng bạn ngay tại nhà. Có rất nhiều phương thức để tiếp cận vấn đề trong lĩnh vực này. Nếu bạn có thể tìm ra con đường nhanh nhất hoặc hiệu quả nhất từ điểm A đến điểm B, thế giới phát triển phần mềm sẽ rộng mở chào đón bạn.
Những công việc liên quan đến phần mềm có thể là công việc phức tạp và tẻ nhạt, vì vậy, điều quan trọng là bạn không nản lòng khi không thành công trong lần thử đầu tiên. Nếu bạn là kiểu người quyết tâm hoàn thành mọi thứ bạn muốn, bạn sẽ rất phù hợp cho sự nghiệp phát triển phần mềm.
Trong một vai trò phức tạp như vậy, những chuyên gia này chắc chắn cần phải có kiến thức về chuyên môn kỹ thuật chính xác. Theo khảo sát được thực hiện trong suốt những năm vừa qua, dưới đây là những kỹ năng hàng đầu mà các nhà tuyển dụng mong muốn tìm thấy ở một ứng viên trong lĩnh vực này:
Các lĩnh vực hàng đầu dành cho nhà phát triển công nghệ và ứng dụng phần mềm:
Trong nền kinh tế kỹ thuật số ngày nay, hầu như mọi thứ đều xoay quanh công nghệ. Điều này có nghĩa là các nhà phát triển phần mềm có trình độ là một “mặt hàng nóng”.
Cơ hội việc làm cho các nhà phát triển phần mềm là rất đa dạng. Theo Cục Thống kê Lao động tại Mỹ (BLS), các nhà phát triển phần mềm ứng dụng chiếm hơn 944.200 tổng số việc làm trong năm 2018. Có khoảng 421.300 vị trí dành cho các nhà phát triển phần mềm hệ thống trong cùng năm, tương đương với hơn 1,3 triệu cơ hội cho các nhà phát triển phần mềm.
BLS dự báo sự nghiệp dành cho các nhà phát triển phần mềm ứng dụng sẽ tăng 26% đến năm 2026, cao hơn năm lần so với mức trung bình quốc gia cho tất cả các ngành nghề. Điều này phần lớn là do mong muốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp trong việc sản xuất các ứng dụng thiết bị di động mới. Đi kèm với đó là mức thù lao cao ngất ngưởng so với các ngành khác.
Theo báo cáo của BLS (Bureau of Labor Statistics), mức lương trung bình hàng năm cho các nhà phát triển phần mềm ứng dụng vào năm 2018 là 103.620 đô la. Trong đó, 10% thấp nhất kiếm được dưới 61.660 đô la và 10% cao nhất kiếm được hơn 161.290 đô la.
Phần lớn việc tạo ra các chương trình phần mềm được thực hiện thông qua việc viết code và các nhà phát triển phần mềm sẽ là người chịu trách nhiệm giám sát. Tùy thuộc vào lĩnh vực làm việc nhất định, một nhà phát triển phần mềm sẽ phân tích nhu cầu của người dùng và sau đó thử nghiệm và nâng cấp phần mềm để giải quyết vấn đề, cung cấp giải trí hoặc đơn giản là làm cho cuộc sống dễ dàng hơn cho đối tượng mà họ hướng đến.
Sau khi vạch ra thiết kế, tạo sơ đồ và phác thảo từng bước của quy trình, các nhà phát triển sẽ xây dựng sơ đồ và mô hình để hướng dẫn lập trình viên cách viết mã cho chương trình.
Các nhiệm vụ khác bao gồm lập bản đồ phần mềm để nâng cấp và cải tiến trong tương lai, kiểm tra phần mềm và cộng tác với các chuyên gia máy tính khác để đảm bảo phần mềm đạt chất lượng cao nhất và hoạt động bình thường.
----------------
Rất mong bài post lần này có thể mang đến cho các bạn những thông tin cần thiết về những ngành nghề tương lai mà bạn quan tâm. Đồng thời sự ủng hộ và quan tâm của các bạn là động lực để Team Admin có thể tiếp tục làm những series cực kỳ bổ ích như thế này.
--------------------------
Công ty Du học - Anh ngữ - Định cư StudyLink Hồ Chí Minh – Hà Nội – Đà Nẵng – Melbourne – Toronto – Orange – Boston
Hotline
Liên hệ tư vấn 0911714488